Khi bị tiểu đường thai kỳ, bạn phải hết sức chú ý đến chế độ ăn uống để hạ chỉ số đường huyết. Mặc dù trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào nhưng không phải loại trái cây nào cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bà bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý những gì để có thể thoải mái ăn trái cây mà không cần lo lắng. MaryBaby sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì?
1. Trái cây có tác dụng gì đối với bà bầu bị tiểu đường?
Một trong những sai lầm mẹ bầu thường mắc phải đó là kiêng ăn tất cả các loại trái cây khi bị tiểu đường thai kỳ. Sự thật là các mẹ chỉ nên hạn chế ăn những loại quả quá ngọt và lựa chọn những loại quả tốt cho bà bầu bị tiểu đường sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, ăn trái cây còn mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu.
Trái cây cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng giảm lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể, hỗ trợ đào thải cholesterol.
Các vitamin A, B, C trong trái cây có tác dụng chống oxy hóa, nâng cao sức đề kháng, hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
Các khoáng chất như natri, kali, canxi đều rất cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ăn trái cây đúng cách sẽ giúp bà bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngăn ngừa ung thư trực tràng.
2. Bà bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Bà bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? Trái cây tốt cho bà bầu bị tiểu đường? Trái cây có chỉ số đường huyết thấp sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
– Cam, quýt, bưởi: Đây là những loại trái cây rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và axit folic. Bà bầu ăn nhiều loại quả này sẽ bổ sung nước cho cơ thể, tăng sức đề kháng, giải độc, lợi tiểu và có khả năng phòng chống ung thư. Các mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống đều mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong cơ thể.
– Quả kiwi: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? Kiwi là một trong những lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu bởi những chất dinh dưỡng mà loại quả này mang lại. Kiwi cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C và đặc biệt là axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Hàm lượng carbohydrate trong kiwi tương đối thấp nên sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu.
– Trái thạch lựu: Các mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên bỏ qua loại quả này vì đây là loại quả tốt cho bà bầu bị tiểu đường. Lựu cung cấp các axit amin giúp cải thiện tiêu hóa và loại bỏ cholesterol. Ăn lựu thường xuyên còn giúp mẹ ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim, cao huyết áp, bệnh mạch vành.
– Trái ổi: Mặc dù ổi được coi là một loại trái cây bình dân nhưng giá trị dinh dưỡng của loại quả này lại vô cùng lớn. Ổi rất giàu vitamin C, chất xơ và kali folate, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ổi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, trị táo bón khi mang thai và ngăn ngừa cao huyết áp, tiền sản giật những tháng cuối thai kỳ.
– Bơ: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? Bạn không nên bỏ qua quả bơ, một loại trái cây có hàm lượng chất xơ cao và hàm lượng carbohydrate cực thấp. Vì vậy, bơ là sự lựa chọn an toàn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
– Táo: Theo nghiên cứu, những người ăn táo ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn những người không ăn. Nguyên nhân là do táo chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa, giúp giảm nhu cầu insulin của bà bầu. Ngoài ra, bổ sung táo trong thực đơn hàng ngày còn giúp giảm lượng cholesterol, từ đó hạn chế bệnh tim mạch, cao huyết áp khi mang thai.
– Mận: Ngoài tác dụng không làm tăng chỉ số đường huyết, bà bầu ăn mận còn giúp mát gan, bổ sung nước cho cơ thể và lợi tiểu. Vitamin và khoáng chất trong mận giúp mẹ cải thiện các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi khi mang thai, đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ. Vậy bà bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? Đừng quên thêm mận vào món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ của bạn.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bà bầu bị tiểu đường ăn dứa được không?
– Thanh long: Thanh long có vị ngọt nhẹ, chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa, trị táo bón, xơ vữa động mạch, béo phì. Ăn 1 quả thanh long mỗi ngày còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho bà bầu.
3. Bà bầu bị tiểu đường khi ăn trái cây cần lưu ý những gì?
Bà bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? Mẹ có thể ăn nhiều loại trái cây, chỉ cần chú ý chế độ ăn phù hợp và không nên ăn quá nhiều trái cây ngọt. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:
Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là trước bữa ăn chính 30 phút. Mẹ có thể ăn trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Bà bầu không nên ăn quá nhiều một loại trái cây ưa thích mà nên ăn đa dạng để cân bằng và đa dạng dinh dưỡng.
Các bác sĩ khuyến cáo bà bầu bị tiểu đường chỉ nên ăn trái cây tối đa 3 lần / ngày.
– Mẹ có thể ăn các loại trái cây chứa nhiều đường như sầu riêng, chuối, xoài, nhãn hoặc trái cây sấy khô nhưng chỉ nên ăn nhiều nhất 1 lần / tuần và nên ăn sau bữa ăn chính.
– Ăn trái cây trực tiếp khi mẹ pha hoặc ép sẽ ngon hơn. Nguyên nhân là do sau khi chế biến, lượng chất xơ trong trái cây đã bị mất đi so với khi còn tươi dẫn đến lượng đường hấp thụ vào cơ thể mẹ bầu tăng lên.
Theo bác sĩ, lượng đường từ trái cây mà người bệnh tiểu đường có thể ăn mỗi ngày là khoảng 15g. Thực đơn điển hình cho lượng đường được khuyến nghị này bao gồm: 2 quả mận, 6 quả vải, 2 quả kiwi, 7 quả dâu tây, 14 quả anh đào, 1 quả cam / quýt / bưởi và 1 lát đu đủ.
– Từ lượng đường ước tính trên, nếu thực đơn hoa quả trong một ngày của mẹ bầu đã vượt quá con số đó thì mẹ có thể giảm lượng tinh bột xuống để có thể cân bằng lượng đường trong máu.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách chọn sữa cho bà bầu bị tiểu đường
Ăn trái cây đúng cách không chỉ giúp mẹ vượt qua bệnh tiểu đường mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho quá trình mang thai của mẹ. Bà bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ một số thông tin để chọn được loại trái cây phù hợp, từ đó xây dựng thực đơn lành mạnh khi mang thai.

Uống nhiều nước mía có gây tiểu đường? Bà bầu nghiện nước mía nên biết
Nước mía là một trong những thức uống tự nhiên lành mạnh với hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Nhưng uống như thế nào cho đúng cách và uống nhiều nước mía với bệnh tiểu đường luôn là nỗi băn khoăn của mọi bà bầu.
Phuong Ngo
Nguồn:
1. Tiểu đường thai kỳ
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/#:~:text=Gestational%20diabetes%20is%20high%20blood,the%20second%20or%20third%20trimester.
Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021
2. Tiểu đường thai kỳ
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021
3. Bệnh tiểu đường thai kỳ và khi mang thai
https://www.cdc.gov/pregnancy/diabetes-gestational.html
Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021
4. Tiểu đường thai kỳ
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/gestational
Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021
5. Bệnh tiểu đường và mang thai
https://medlineplus.gov/diabetesandpregnancy.html
Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021